Cụ bà đau ốm, nhọc nhằn nuôi hai cháu mồ côi cha, mẹ tâm thần
Ấn tượng đầu tiên khi tôi tới nhà bà Phạm Thị Boong ở thôn Thượng Lãng , xã Minh Hoà huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình là trong sân có một cây rơm xinh xắn . Ở vùng quê lúa Thái Bình đã từ lâu mọi nhà ít dùng rơm rạ làm chất đốt nên việc bà Boong có đến hai cây rơm, một to đùng trong vườn và một nhỏ xinh trong sân là một nét đẹp truyền thống của vùng trồng lúa nước. Tôi đang thích thú với cây rơm xinh xắn còn phảng phất mùi thơm , bà Boong đã kéo giật tôi về thực tại bằng một câu than thở của người già: bà cháu tôi nghèo quá cô ạ nên không có tiền mua bếp ga , đành phải nấu bếp rơm…
Bà nghèo thật , căn nhà chẳng còn gì đáng giá ngoài mấy cái giường , bàn cũ kỹ xiêu vẹo như dáng ba bà cháu. Mái nhà thủng lỗ chỗ nhìn thấy cả trời như sao sa. Trên chiếc giường của ba bà cháu phải căng một tấm vải bạt để ngăn mưa dột.
Gia cảnh nhà bà Boong còn thê thảm hơn. Con dâu bà sau khi sinh bé Liên là đứa con thứ hai thì bệnh tâm thần tái phát , phải chuyển về nhà mẹ đẻ chăm sóc , trông giữ. Hai đứa cháu còn bé tí mà mẹ không chăm chút được khiến một tay bà và anh con trai phải lo toan nuôi nấng. Chẳng may ba năm trước con trai bà, bố của hai bé Nguyễn Đình Long 12 tuổi và Nguyễn Hà Liên 7 tuổi lại bị tai nạn lao động qua đời . Vậy là bà Boong 67 tuổi đầu , đau ốm liên miên, bỗng trở thành mẹ bất đắc dĩ của hai đứa trẻ .
Đặc biệt, cậu bé Long bị dị tật trong lưỡi nên phát âm rất khó khăn. trí tuệ bé cũng không bình thường. Bà Boong dân dấn nước mắt kể : Nó hiếu động và nghịch dại vô cùng . Nhà phải dấu tiệt bật lửa với bao diêm đi , không là hở ra cậu châm lửa đốt cây rơm. Hôm trước bé Long đã đốt cây rơm một lần may mà bà biết dập kịp. Thật hú vía . Cháu còn nghịch dại đến mức bắt con mèo con bỏ vào nồi cơm đang nấu làm con mèo chết bỏng và cơm thì phải đổ đi . May là được con em xinh xắn tinh nhanh hơn anh còn biết đỡ đần bà nhặt rau quét sân và học hành tàm tạm.
Hai đứa cháu côi cút với người bà già nua ốm yếu liêu xiêu như cây phải bão còn chẳng biết trông vào đâu để kiếm ra chút tiền ăn hàng ngày . Nhà có 4 sào ruộng, bà không làm được phải cho người thuê cấy để kiếm gạo ăn . Thỉnh thoảng các con, cháu của bà cũng cho được vài đồng mua cho các cháu tí thịt cải thiện. Hàng xóm cũng rất tốt bụng hay giúp đỡ ba bà cháu côi cút song sự giúp đỡ cũng chỉ là thứ phụ thm còn ba bà cháu vẫn chật vật xoay sở từng đồng .Ngặt một nỗi bà quá già khêông biết làm gì kiếm sống. Các cháu có chút ít tiền trợ cấp học hành của nhà nước nhưng cũng chỉ đủ mua sách vở nộp tiền học. Còn lại bà cháu vẫn sống nhờ vào chút tiền dành dụm từ khi con trai còn sống và lòng hảo tâm của họ hàng và bà con chòm xóm.
Khi tôi hỏi cô bé Liên: con học giỏi không?, bé nép sau lưng bà thỏ thẻ : Con học bình thường thôi ạ. Bà Boong nhìn cháu trìu mến : may còn được con bé này đỡ đần, an ủi. Cháu bé thế mà chịu khó học, bà không phải nhắc. Về nhà biết giúp bà hái rau, nhặt rau, quét sân . Chẳng bù cho thằng anh bà vẫn phải tắm cho và canh chừng nghịch dại suốt ngày. Cũng may các thày cô giáo ở trường học rất thương hai đứa. các cô cho quần áo, sách vở và cả giày dép. Tôi rất lo không biết rồi đây bà cháu tôi sống thế nào , tôi cũng đã xin cho hai cháu vào làng trẻ mồ côi SOS , song chỉ có bé Liên được nhận còn bé Long là trẻ khuyết tật sẽ phải vào trại trẻ khuyết tật. Nghĩ thương các cháu đã mồ côi bố, mẹ tâm thần ở xa, nếu mỗi đứa lại ở một nơi và xa bà nội là chút tình ruột thịt cuối cùng thì tội quá . Vậy nên tôi cứ nấn ná, lần lữa thôi thì còn lo cho cháu được ngày nào cố ngày ấy để bà cháu anh em được bên nhau. Bà Boong thở dài não nuột.
Các lá lành thân yêu , tôi xin gửi tiếng thở dài bi thương của ba bà cháu bé Long, bé Liên đến các bạn . Và tôi tin chắc sẽ có rất nhiều lá lành muốn giúp bà Boong và hai đứa cháu côi cút khỏi nguy cơ chia lìa
Vi Vô
Mã số của hai bé Nguyễn Hà Liên và Nguyễn Đình Long là TB0027